HỆ THỐNG VĂN PHÒNG

Không Gian Đẹp

HOTLINE

Không Gian Đẹp

GIỜ LÀM VIỆC

8:00 -17:00 (T2-T6) | 8:00 -12:00 (T7)

Biểu Hiện Của Ngũ Hành Trong Nhà Ở Dân Gian Người Việt

ngũ hành

Cùng với thuật xem Phong Thủy, Triết học về Ngũ Hành từ lâu cũng được xem là mối quan tâm lớn của người Á Đông trong lĩnh vực xây dựng.

Trong các kiến trúc chính thống như thành quách, cung điện, đền đài…, các trạng thái của Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ) đã được hình tượng hóa thành các biểu tượng Hổ, Quy, Long, Tước, Lân, và được thực thể hóa thành các hình ảnh núi sông, gò đồi,… cùng án ngữ xung quanh và bảo vệ cho công trình.

Ở Việt Nam, khi khoảng cách giữa Vua – Tôi, Quan lại – Dân chúng không thật quá lớn, thì những văn hóa bác học đó đã được các tầng lớp lao động tiếp nhận và ứng dụng vào chính ngôi nhà của mình một cách nhuần nhị, để trở thành những nét văn hóa dân gian tuy giản dị mà cũng rất tinh tế.

ngũ hành
Bốn vật biểu án ngữ bốn phương cùng che chở cho ba gian nhà trung tâm

Với tâm lý cầu toàn, người Việt luôn muốn một cuộc sống “có trước có sau”, trong giao tiếp phải biết “kính trên nhường dưới”, trong cưới xịn lại phải “môn đăng hộ đối”,… vậy nên trong ngôi nhà cũng phải “âm dương hòa hợp”, ngôi nhà mình ở cũng phải hội tụ đầy đủ các yếu tố của Ngũ hành thì gia đình mới có thể bình an, thịnh vượng.

Ảnh: sưu tầm

 Sự hội tụ của Ngũ hành biểu hiện sự hòa hợp của vũ trụ xung quanh nhân tố trung tâm là con người, che chở cuộc sống của con người.

Ngũ hành trong đời sống

 Khác với Ngũ hành trong kiến trúc cung điện rộng lớn của vua chúa, các hình ảnh của Ngũ hành ẩn hiện rất linh hoạt trong ngôi Nhà ở dân gian (NODG) nhỏ bé, và được biến chuyển đa dạng thông qua rất nhiều hình ảnh khác nhau, tùy vào mức độ chăm chút của gia chủ. Trong đó, hình ảnh của Ngũ hành có thể dễ dàng nhận thấy trong nghệ thuật tổ chức tổng thể và tổ chức không gian nội thất của người xưa.

Biểu hiện đầu tiên của Ngũ hành có thể được nhận biết qua cách sắp đặt tổng thể công trình, sân vườn của người xưa. Trong quan niệm Ngũ hành, hành Kim thuộc hướng Tây – màu trắng, hành Thủy thuộc hướng Bắc – màu đen, hành Mộc thuộc hướng Đông – màu xanh, hành Hỏa thuộc hướng Nam – màu đỏ, hành Thổ thuộc trung tâm – màu vàng;

Vì vậy, người xưa luôn lựa chọn đặt ngôi nhà lớn Ba gian ở vị trí trung tâm khu đất ứng với vị trí Hoàng Thổ. Vì nhà thường nhìn về hướng Nam nên hai bên ngôi nhà lớn phía Đông – Tây thường là những nếp nhà ngang được bố trí đăng đối, trong đó phía Tây thường là nhà kho nơi chứa khí cụ và công cụ sản xuất của gia đình, cũng là biểu trưng cho hành Kim.

Trong khi phía Đông thường là nhà bếp cùng đủ loại cây trái phong phú phục vụ cho chuyện “bếp núc” của phụ nữ như: cây rau xanh, cây gia vị, cây lấy củ, cây ăn trái, cây làm thuốc,…, được coi là sự hiện diện đầy đủ của hành Mộc.

Phía sau nhà gia chủ thường đào một ao cá, vừa lấy nước tưới tiêu, lấy bùn bón cây, cũng để ngâm gỗ làm nhà, và cũng là biểu hiện của hành Thủy ở hướng Bắc. Và ở phía trước nhà, giữa sân nhà gia chủ luôn ưu ái nuôi đủ loại chim thú nhiều màu sắc, hai bên sân gia chủ còn trồng nhiều khóm hoa, bonsai rất sinh động; chếch về hướng Đông là vị trí của Nhà bếp ấm cúng – tất cả đều là những biểu hiện sống động cho sự hiện diện của Hỏa trong khuôn viên ngôi nhà.

Ảnh: sưu tầm

 Sự hội tụ của Ngũ hành biểu hiện sự hòa hợp của vũ trụ xung quanh nhân tố trung tâm là con người, che chở cuộc sống của con người.

 Khác với Ngũ hành trong kiến trúc cung điện rộng lớn của vua chúa, các hình ảnh của Ngũ hành ẩn hiện rất linh hoạt trong ngôi Nhà ở dân gian (NODG) nhỏ bé, và được biến chuyển đa dạng thông qua rất nhiều hình ảnh khác nhau, tùy vào mức độ chăm chút của gia chủ. Trong đó, hình ảnh của Ngũ hành có thể dễ dàng nhận thấy trong nghệ thuật tổ chức tổng thể và tổ chức không gian nội thất của người xưa.

Biểu hiện đầu tiên của Ngũ hành có thể được nhận biết qua cách sắp đặt tổng thể công trình, sân vườn của người xưa. Trong quan niệm Ngũ hành, hành Kim thuộc hướng Tây – màu trắng, hành Thủy thuộc hướng Bắc – màu đen, hành Mộc thuộc hướng Đông – màu xanh, hành Hỏa thuộc hướng Nam – màu đỏ, hành Thổ thuộc trung tâm – màu vàng;

Vì vậy, người xưa luôn lựa chọn đặt ngôi nhà lớn Ba gian ở vị trí trung tâm khu đất ứng với vị trí Hoàng Thổ. Vì nhà thường nhìn về hướng Nam nên hai bên ngôi nhà lớn phía Đông – Tây thường là những nếp nhà ngang được bố trí đăng đối, trong đó phía Tây thường là nhà kho nơi chứa khí cụ và công cụ sản xuất của gia đình, cũng là biểu trưng cho hành Kim, trong khi phía Đông thường là nhà bếp cùng đủ loại cây trái phong phú phục vụ cho chuyện “bếp núc” của phụ nữ như: cây rau xanh, cây gia vị, cây lấy củ, cây ăn trái, cây làm thuốc,…, được coi là sự hiện diện đầy đủ của hành Mộc.

Phía sau nhà gia chủ thường đào một ao cá, vừa lấy nước tưới tiêu, lấy bùn bón cây, cũng để ngâm gỗ làm nhà, và cũng là biểu hiện của hành Thủy ở hướng Bắc. Và ở phía trước nhà, giữa sân nhà gia chủ luôn ưu ái nuôi đủ loại chim thú nhiều màu sắc, hai bên sân gia chủ còn trồng nhiều khóm hoa, bonsai rất sinh động; chếch về hướng Đông là vị trí của Nhà bếp ấm cúng – tất cả đều là những biểu hiện sống động cho sự hiện diện của Hỏa trong khuôn viên ngôi nhà.

Ảnh: sưu tầm

Bể cạn phía trước nhà là nơi hội tụ đầy đủ các nguyên tố của Ngũ Hành, từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong mỗi ngôi nhà dân gian cổ truyền người Việt

Tổ chức không gian nội thất ngôi nhà cũng mang đầy đủ các yếu tố của Ngũ hành, với những bố trí sắp đặt có dụng ý rất rõ ràng, đặc biệt là xung quanh gian thờ trung tâm.

Từ ngôi nhà khung gỗ, nền đất biểu trưng cho Mộc, Thổ luôn hiện diện trong ngôi nhà, người xưa còn tinh ý trang trí thêm những bức liễn vàng son, trên khám thờ luôn đặt hai ngọn đèn thắp sáng cho không gian thờ tự để mang hơi ấm của Hỏa đến ngôi nhà.

Trên hệ vách ván gỗ, liên ba gia chủ thường trang trí, khảm sành sứ, xà cừ lấp lánh đẹp mắt; và ở giữa phía trước bàn thờ không bao giờ thiếu bình gốm được đặt trang trọng, bên trong luôn đầy ắp nước và những bông hoa nhiều màu sắc, tất cả đều thể hiện một dụng ý rất rõ ràng về việc tạo lập đầy đủ hình ảnh của Ngũ hành tuần hoàn trong ngôi nhà.

Ảnh: sưu tầm

Gian thờ trung tâm mộc mạc là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố của Ngũ hành

Tất cả những biểu hiện trên cho thấy, dù không chính thống, nhưng những người nông dân chất phát xưa đã biết vận dụng ý nghĩa của Ngũ hành vào trong ngôi nhà của mình thật linh hoạt và ý tứ. Những biểu hiện mang tính dân gian này được thời gian hun đúc, đã trở thành những quy tắc bất thành văn và hiện diện trong ngôi nhà như là một điều hiển nhiên vậy. Và trong chừng mực nào đó, những giá trị truyền thống này có thể được vận dụng vào trong những thiết kế đương đại của người Việt ngày nay!

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng với Không Gian Đẹp trên mọi nẻo đường khám phá các kiến trúc kì diệu.

Chúc bạn thật nhiều thành công và sức khỏe!

Ths KTS Đặng Nhật Minh

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
Thiết Kế Xây Dựng Biệt...
16 Tháng Tư, 2024
Nhà phố 4 tầng theo...
16 Tháng Tư, 2024
NHỮNG LỢI ÍCH TỪ VIỆC...
12 Tháng Bảy, 2023
VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO...
5 Tháng Bảy, 2023
The 15-Second Trick For Where...
5 Tháng Bảy, 2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN