HỆ THỐNG VĂN PHÒNG

Không Gian Đẹp

HOTLINE

Không Gian Đẹp

GIỜ LÀM VIỆC

8:00 -17:00 (T2-T6) | 8:00 -12:00 (T7)

Đô Thị Việt Nam Và Xu Thế Phát Triển Bền Vững

đô thị

THỰC TRẠNG QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM

Đi dọc theo các tuyến phố của những đô thị, cái mà chúng ta bắt gặp đầu tiên đó là sự đa dạng của các công trình cao- thấp, to- nhỏ, thụt- luồi,… Như đang làm cho đôi mắt bị thôi miên bởi sự bất hài hòa của nó. Liệu đây có phải là ý đồ chủ quan của nhà quản lý cố làm cho màu sắc của đô thị trở nên như vậy hay không ! Thực tế thì đó không phải là câu hỏi để chúng ta cùng nhìn nhận về thực trạng ấy.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế hội nhập đang trên đà phát triển mạnh mẽ, song song ấy ngành xây dựng nói chung cũng đua theo tốc độ ấy trong sự quản lý thiếu chặt chẽ của ngành. Việc xây dựng tự phát của một số bộ phận dân cư, hay các cơ quan, xí nghiệp tại đô thị vẫn tiếp diễn không theo quy hoạch đã duyệt.

Ngập lụt đường xá khi mùa mưa đến ( Ảnh:sưu tầm)

Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật xây dựng như giao thông, điện, nước, cống rãnh, thông tin liên lạc… không được thực hiện đầy đủ, đồng bộ đã làm cho công tác xây dựng vốn đã chắp vá lại càng lộn xộn theo kiểu tùy tiện, mạnh ai người nấy chạy, bất kể đúng sai.  

Mặc dù phát triển khá mạnh song các đô thị Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu xã hội hóa nhà ở cho mọi đối tượng. Hệ thống các đô thị – trung tâm chưa hình thành đều khắp các vùng. Đa phần dân số đô thị sống ở Hà Nội và TP.HCM. Các đô thị lớn có sức hút mạnh đang tạo ra sự tập trung dân cư, công nghiệp quá tải nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu điều hòa quá trình tăng trưởng đó, trong khi các đô thị nhỏ và vừa thì kém sức hấp dẫn, không có khả năng đảm nhiệm nổi vị trí và vai trò trung tâm của mình trong mạng lưới đô thị quốc gia.

Thêm vào đó, chúng ta vẫn chưa kiểm soát được các hoạt động phát triển, nhất là đối với lĩnh vực đầu tư tư nhân (nhà ở, khách sạn công trình thương mại, du lịch…). Hơn nữa, công tác quy hoạch cũng còn nhiều bất cập. Việc quy hoạch tiến hành chậm so với thực tế xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết đô thị còn thiếu và chất lượng còn hạn chế do thiếu cơ sở tài liệu điều tra cơ bản. Kiến trúc đô thị phát triển chưa có định hướng, nhiều di sản, kiến trúc văn hóa có giá trị của dân tộc đang bị vi phạm và biến dạng nghiêm trọng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾN ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Trong các khu đô thị mới, phần lớn đất đai dành phát triển quỹ nhà ở, xây dựng các công trình dịch vụ để bán và cho thuê, diện tích cây xanh, các khu vui chơi công cộng bị thu hẹp tối đa để giảm bớt suất đầu tư hạ tầng cơ sở.

Xét về lợi ích kinh tế trước mắt, cách đầu tư xây dựng này sẽ giúp chủ đầu tư thu hồi vốn và có lãi nhanh nhất nhưng về lâu dài nó lại ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường cũng như chất lượng dịch vụ xã hội của khu vực (khu nhà ở ngày càng bị thiếu diện tích vườn hoa, cây xanh, nhà trẻ, các tuyến đi bộ…). Tuy nhiên đến nay, nhà nước vẫn chưa có bất cứ công cụ hữu hiệu nào để kiểm tra, đánh giá phản hồi hoặc chất vấn những hoạt động quy hoạch như vậy.

Thiếu sự đồng bộ thống nhất giữa nhà quản lý, nhà tư vấn quy hoạch, nhà kiến trúc, nhà xây dựng trong quá trình quản lý quy hoạch và kiểm soát phát triển đô thị đã làm cho cảnh quan đô thị trở nên xấu xí, hỗn tạp, đe dọa sự phát triển bền vững của đô thị.

Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật tại các khu dân cư đô thị nhìn chung không đồng bộ, mạng lưới giao thông trong và ngoài đô thị chưa phát triển, gây trở ngại cho các mối liên thông giữa đô thị với các vùng lân cận cũng như với hoạt động: làm việc – nghỉ ngơi – sinh hoạt của người dân trong đô thị.

đô thị
Đô thị hóa ( Ảnh:sưu tầm)

Các chính sách, biện pháp, cơ chế tạo vốn, tạo điều kiện phát huy sức mạnh của cộng đồng vào mục đích xây dựng đô thị còn thiếu, các thủ tục hành chính trong giao đất, cấp phép xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư còn nhiều phiền hà. Việc phân công, phân cấp trong quản lý xây dựng đô thị còn chồng chéo, năng lực của chính quyền đô thị chưa tốt, các tồn tại trong quản lý nhà và đất đô thị chậm được giải quyết cũng đang là những trở ngại lớn trong việc thiết lập lại trật tự kỷ cương và tạo nguồn lực phát triển đô thị Việt Nam.

Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020, quy mô đô thị từ mức 19 triệu người, diện tích 1.140km2 năm 2000 sẽ tăng lên 30,4 triệu người và diện tích 2.432km2 vào năm 2010, 40 triệu người và diện tích 4.600km2 (chiếm 45% dân số và 1,4% diện tích cả nước) vào năm 2020. Để công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị đi vào nề nếp, có hiệu quả, có giá trị thực tiễn cao, đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống quản lý với những quy chế và thể chế luật lệ thích hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội mới ở nước ta.

Trong đó cần chú trọng tới sự phối hợp chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt của tất cả các bộ phận có liên quan, đặc biệt là lĩnh vực quản lý đất đai đô thị, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông công chính, đầu tư xây dựng, quản lý công trình xây dựng…


Phát Triển Bền Vững

“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai…..”

“Sustainable development is development that meets the needs of the present without compromising the ability of future generations to meet their own needs…..”  (WCED)

Phát Triển Bền Vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh vực khi xã hôi bước vào thế kỉ 21. Vấn để ô nhiễm môi trường từng ngày  trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống được nâng dần lên cả ở thành thị lẫn nông thôn, trong khi đó khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng tăng lên rõ rệt.

Vì vậy phát triển bền vững sẽ giúp mọi người trong xã hội đều có quyền bình đẳng và luôn gắn phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản:Môi Trường Bền VữngXã Hội Bền VữngKinh tế Bền Vững

Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.

Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực  phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.

Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng.

Kinh tế tăng trưởng- Đô thị hóa lao theo

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO) với những xu hướng phát triển thuận lợi cũng tác động tích cực tới quá trình đô thị hóa. So với các nước trong khu vực, đô thị Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Chỉ sau có 2 năm – năm 1999 tốc độ đô thị hoá đã tăng lên 23,6% và hiện nay đạt 28%. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, năm 2020, tốc độ đô thị hoá tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%. Riêng hai thành phố loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ đô thị hóa được dự kiến đạt 30 – 32% năm 2010 và nhảy vọt thành 55 – 65% vào năm 2020.

Hiện nay, sự ra đời của nhiều đô thị mới cũng thể hiện sự lớn mạnh cũng như mở rộng vùng ảnh hưởng của các đô thị hiện hữu. Chúng liên tục được khoác lên mình những chiếc áo ngày một rộng hơn, bao trùm các điểm dân cư ven đô thị, những khu vực có khả năng tạo động lực phát triển đô thị, những quỹ đất thuận lợi để tạo thị.

Những nguy cơ được cảnh báo

Hiện nay, Việt Nam đang chứng kiến một quá trình đô thị hoá với tốc độ cao chưa từng có trong lịch sử phát triển của mình. Lượng dân cư đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc và mỗi năm vẫn có khoảng 1 triệu dân tiếp tục tham gia vào “đại gia đình” đô thị này. Đó là sự mất cân đối, chưa thể hiện rõ bản sắc địa phương và đặc điểm khí hậu vùng, miền; tồn tại sự cách biệt lớn giữa đô thị và nông thôn.

Kẹt xe

Quá trình đô thị hóa cũng là nguyên nhân nảy sinh tình trạng phát triển tự phát. Biểu hiện rõ nét nhất là các công trình xây dựng mọc lên như nấm sau mưa tại các khu vực mới mở nhưng không tuân theo hoặc theo không đúng các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đã được duyệt. Kèm theo đó là hiện tượng lấn chiếm các không gian quy hoạch. Ở một vài khu vực lại bộc lộ những kiểu phát triển mang tính cách ly, không phù hợp với tổng thể chung.

Các làng xã đô thị hóa thường được bao bọc bởi các tuyến giao thông đô thị. Do đó, khu vực phía ngoài nhanh chóng bị lấp đầy bởi những dãy nhà ở chiếm mật độ cao sánh vai cùng nhiều công trình công cộng của thành phố… Bên trong các khu dân cư làng xã cũng nhanh chóng được lấp đầy do nhu cầu phát triển nhà ở của các hộ gia đình ngày càng tăng. Một hệ quả nữa cũng được dư luận khá quan tâm là cuộc sống của người dân bị xáo trộn, ngành nghề bị chuyển đổi một cách tự phát, ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Biểu hiện rõ nét nhất là giá trị văn hóa của các làng nghề truyền thống đang bị mai một nghiêm trọng do những áp lực phát triển và nhận thức yếu kém của người dân.

Tạo lập khuôn khổ pháp lý để phát triển bền vững

Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII, dự thảo Luật Quy hoạch đô thị đã được đưa ra thảo luận. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi nhằm tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý quy hoạch đô thị; là công cụ quản lý giúp cho sự phát triển của hệ thống đô thị và từng đô thị bảo đảm đồng bộ, bền vững, có bản sắc, văn minh, hiện đại. Mục tiêu hướng tới của Việt Nam trong tương lai là phát triển đồng bộ kinh tế – xã hội và gắn liền với bảo vệ môi trường. Vì vậy, Luật Quy hoạch đô thị ra đời nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay của đô thị như: sử dụng đất đai, quản lý không gian, thiếu đồng bộ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ đô thị, ô nhiễm môi trường, giải phóng mặt bằng…

Để đô thị phát triển theo hướng bền vững cần có sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng:Lấy con người làm trung tâm của sự phát triểnCân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và môi trường tự nhiênCân đối giữa tăng trưởng kinh tế và xã hộiPhát triển hài hòa giữa con người với công nghệ – kỹ thuậtĐảm bảo phát triển đa văn hóa và đời sống đạo đức, tinh thần của các nhóm người khác biệt nhauĐảm bảo an ninh, hòa bình, trật tự và ổn định xã hộiĐảm bảo sự tham gia dân chủ của người dân trong tiến trình phát triển đô thịCông bằng xã hội trong đời sống kinh tếĐảm bảo hài hòa giữa các thế hệPhát triển không gian hợp lýPhát triển cân đối đô thị – nông thôn

Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã được Chính phủ ban hành là một chiến lược khung bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương… triển khai thực hiện; đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt Nam với quốc tế vì mục tiêu chung này.

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng với Không Gian Đẹp trên mọi nẻo đường khám phá các ngôi nhà kì diệu.

Chúc bạn thật nhiều thành công và sức khỏe!

BBT KGDnews
(Theo freshome.com)

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
NHỮNG LỢI ÍCH TỪ VIỆC...
12 Tháng Bảy, 2023
VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO...
5 Tháng Bảy, 2023
The 15-Second Trick For Where...
5 Tháng Bảy, 2023
CÂY XANH & KIẾN TRÚC
4 Tháng Bảy, 2023
PHONG CÁCH HIỆN ĐẠI LIỆU...
8 Tháng Sáu, 2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN