HỆ THỐNG VĂN PHÒNG

Không Gian Đẹp

HOTLINE

Không Gian Đẹp

GIỜ LÀM VIỆC

8:00 -17:00 (T2-T6) | 8:00 -12:00 (T7)

Kiến Trúc Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa

vn

Việt Nam bước vào năm 2011 với những thành tựu đạt được về kinh tế, xã hội và những hoài vọng về một bước tiến phát triển  lên công nghiệp hiện đại .

Trong thời đại thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa , các rào cản về kinh tế, văn hóa càng lúc càng được  rút ngắn, kéo các nước lại gần với nhau , đó là một xu hướng tất yếu của lịch sử .

Toàn cầu hóa là một khái niệm khai sinh từ giai đoạn nền thương mại thế giới phát triển vượt bậc ,có sự thâm nhập , ảnh hưởng lẫn nhau giữa tất cả các quốc gia trên thế giới , kéo theo nó là ảnh hưỏng về văn hóa, phong cách sống và nghệ thuật.

 Toàn cầu hóa bùng nổ do sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và liên lạc điện tử. Là một quốc gia đang phát triển , Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung và trong sự giao lưu , ảnh hưởng lẫn nhau trong bối cảnh toàn cấu hóa, nền kiến trúc Việt Nam cũng có những thay đổi và sự tìm tòi cho mình một chỗ đứng, một hướng đi hợp lí.

Nhìn lại nền kiến trúc Việt Nam hiện đại ta thấy sự xuất hiện những phong cách của một số trường phái kiến trúc lớn trên thế giới.  Trong giai đoạn sau 75 và trước thời kì mở cửa 1986 là đa số các công trình xây dựng theo trường phái kiến trúc Công năng. Ngoài ra, có một số công trình biệt thự ,nhà hàng xây dựng theo phong cách Art Deco có giá trị tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.

Từ sau giai đoạn phát triển kinh tế những năm 1991-2000 , trong xây dựng công sở và nhà ở dân dụng, xuất hiện xu hướng giả cổ , lặp lại các chi tiết Kiến trúc cổ điển pháp, và kiến trúc thuộc địa.

Theo giáo sư Tôn Đại (Bài tại hội thảo “Mỹ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”  ) thì đây chỉ là bước đi sao chép, nhại lại , toàn toàn không phải là những chi tiết của phong cách kiến trúc Hậu hiện đại ,vốn cũng sử dụng những chi tiết cổ điển nhằm mang lại cảm thụ kiến trúc mới cho đông đảo quần chúng .

Xu hướng giả cổ này không được đánh giá cao, thậm chí cần phê phán vĩ lãng phí tiền bạc của nhân dân, sao chép những mẫu đã trở thành quá khứ của nước ngoài, xa rời truyền thống và đánh mất bản sắc kiến trúc dân tộc.

Kiến trúc của trụ sở Bộ Tài chính (Hà Nội) mang nhiều chi tiết giả cổ ngoại lai.(Ảnh: sưu tầm)

Từ năm 2000 đến nay, khắp cả nước đã xây dựng rất nhiều công trình to lớn, có giá trị , trong đó nỗi bật ảnh hưởng của phong cách High-tech như toà nhà Bitexco khởi công năm 2005 ở Thành phố Hồ Chí Minh với 68 tầng và chiều cao tổng cộng là 300 m, tháp Hà Nội City Complex ở Hà Nội có 65 tầng với chiều cao 281 m, trung tâm hội nghị quốc gia, bảo tàng Hà Nội,….

Trào lưu High-tech là một trào lưu lớn trên thế giới , sử dụng những tiến bộ mới nhất về vật liệu, công nghệ để tôn vinh, giải quyết các vấn đề của kiến trúc.

Rất nhiều các kiến trúc sư nổi tiến trên thế giới đi theo trào lưu này và đạt được những thanh công rực rỡ như : Norman Foster, Richard George, Renzo Piano, Nicholas Grimshaw.  

Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận lại việc chạy đua trong xây đựng nhưng công trình quá to lớn, hiện đại trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đang phát triển, nội lực của ngành kiến trúc và xây dựng trong nước chưa thể đáp ứng được làm cho các khâu quan trọng như thiết kế , thi công đều do các công ty quốc tế đảm nhận.

Các công trình tuy to đẹp , hiện đại nhưng rút cuộc không phải là sản phẩm của người Việt Nam , không giúp nhiều cho việc chuyển giao công nghệ  chưa kể đến vấn đề lãng phí tiền bạc và tài nguyên.

Tòa nhà Bitexco cao nhất Việt Nam.(Ảnh: sưu tầm)
Bảo tàng  Hà Nội với kiến trúc hình kim tự tháp ngược(Ảnh: sưu tầm)

Gần đây, chịu ảnh hưởng của xu hướng kiến trúc bền vững thế giới, ở Việt Nam cũng xuất hiện phong trào xây dựng theo tiêu chuẩn xanh, sinh thái . Các chung cư mang thương hiệu “xanh “ mọc lên khắp nơi , kèm theo là các dự án với lời chào mang kiến trúc sinh thái, xanh, sạch, thân thiện môi trường.

Tuy rằng ,về nội dung các công trình đã và đang xây dựng theo xu hướng trên tại Việt Nam còn lâu mới đạt được tiêu chuẩn “xanh-bền vững” của thế giới , nhưng nó cho thấy kiến trúc Việt Nam đã nắm bắt nhanh những xu hướng tiến bộ của kiến trúc thế giới .

Một kiến trúc được đánh giá là bên vững- xanh khi nó quan tâm giải quyết được các vấn đề về môi trường và năng lượng. trong đó ưu tiên giảm thiểu lượng năng lượng tiêu hao, sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái chế chất thải .

Theo đó, các vấn đề về công nghệ sử dụng trong kiến trúc và xây dựng cần được nghiên cứu bài bản, ứng dụng khoa học có mục đích , tránh việc chạy theo cái tên, cái hình thức bên ngoài để nâng giá trị công trình nhằm quảng cáo là chính.

Hình ảnh một dự án chung cư “xanh” tại Thủ Thiêm(Ảnh: sưu tầm)

Một xu hướng khác không thể không nhắc đến là xu hướng tìm tòi về nền kiến trúc dân tộc chịu ảnh hưởng của phong cách kiến trúc bản địa . Trào lưu này xuất phát từ một số kiến trúc sư lớn như Charles Correa, Ken Yeang ,.. muốn quay về tìm tòi, đề cao bản sắc địa phương trong kiến trúc, cho rằng kiến trúc phải có sự đa dạng  trong phong cách và mang giá trị bản địa đặc trưng .

Từ trào lưu này , xuất hiện ưu cầu về một nên kiến trúc “ đậm đà bản sắc dân tộc” , kiến trúc “Việt” . Đã có sự tìm tòi, sáng tạo đáng ghi nhận của một số kiến trúc sư Việt Nam trong sáng tác kiến trúc, sử dụng các vật liệu đặc trưng như mây, tre , nứa hoặc các thủ pháp bố trí  công trình theo hướng tránh gió bão , kết hợp cây xanh mang tính địa phương cao độ .

Một số thành tựu nhất định trong hướng đi này có thể kể ra như Võ Trọng Nghĩa với cà phê Gió và Nước và Hoàng Thúc Hào với nhà văn hóa Suối Rè. 

Cà phê Gió và Nước của KTS Võ Trọng Nghĩa(Ảnh: sưu tầm)
Việt Nam
Nhà cộng đồng thôn Suối rè của KTS Hoàng Thúc Hào(Ảnh: sưu tầm)

Như vậy có thể thấy rằng nằm trong xu hướng toàn cầu hóa, nền kiến trúc Việt Nam đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng từ các trào lưu kiến trúc lớn trên thế giới. Có những áp dụng không thành công cũng như có những ảnh hưởng tiến bộ từ các phong cách quốc tế kể trên lên nền kiến trúc nước nhà.

Trong bối cảnh như vậy , vai trò của các kiến trúc sư Việt Nam mang ý nghĩa quyết định .  Cũng phải kể ra vai trò của các tổ chức hội nghề nghiệp như hội Kiến trúc sư Việt Nam hay vai trò quản lí của Bộ xây dựng , để các KTS Việt Nam có thể phát triển hết khả năng, đóng góp to lớn hơn vào nền kiến trúc Việt Nam đương đại và góp tiếng nói chung vào trào lưu kiến trúc quốc tế , mà bản thân các sáng tác ấy lại thể hiện hiện được tinh thần văn hóa dân tộc đặc sắc.

Thiết nghĩ viễn cảnh đó cũng không phải không khả thi , hoặc con người Việt Nam không đủ khả năng mà vấn đề nằm trong công tác lí luận, phê bình kiến trúc , cộng thêm việc đào tạo giáo dục bài bản và sức bật khát khao thể hiện của nền kiến trúc nước nhà.

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng với Không Gian Đẹp trên mọi nẻo đường khám phá.

Chúc bạn thật nhiều thành công và sức khỏe!

Facebook
Twitter
LinkedIn
Không Gian Đẹp ký văn...
14 Tháng mười hai, 2024
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THƯỜNG...
7 Tháng mười, 2024
KGĐ Tiếp Sức Đến Trường...
28 Tháng tám, 2024
Top 05 mẫu thiết kế...
16 Tháng tám, 2024
Làm thế nào để thiết...
14 Tháng tám, 2024

BÀI VIẾT LIÊN QUAN