HỆ THỐNG VĂN PHÒNG

Không Gian Đẹp

HOTLINE

Không Gian Đẹp

GIỜ LÀM VIỆC

8:00 -17:00 (T2-T6) | 8:00 -12:00 (T7)

Nhà Ống Phố Cổ Và Tài Hoa Người Hà Nội

nha-ong-pho-co-va-tai-hoa-nguoi-ha-noi

Theo kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, hình dáng đặc trưng của nhà Hà Nội ở các phố cổ là hình ống. Những căn nhà Hà Nội xưa có mặt tiền khoảng 3 – 5 m, sâu chừng chục mét, chia làm hai dãy, chiều cao thường là tầng rưỡi hoặc đôi khi hai tầng, quay ra mặt phố.

Cá biệt cũng có những ngôi nhà cổ như số 47 Hàng Bạc, mặt tiền tới 7 m, chiều dài chia ba lớp nối nhau.

Với diện tích thường chỉ 30 – 50 m2, ngang hẹp, chạy dài, nhưng với sự khéo léo, tinh tế, người Hà Nội xưa bố trí nhà của mình có đủ phòng chức năng, gác lửng, sân…

Đây là nơi người xưa thể hiện lối sống trang nhã, thanh lịch của mình
Mỗi ngôi nhà đều không thể thiếu ban thờ tổ tiên.

Người Hà Nội đã bố cục khéo léo hệ thống các phòng, gác lửng, sân trong đáp ứng nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Nhờ thế mà tuy không lớn nhưng mỗi ngôi nhà cổ Hà Nội vẫn có diện tích dành làm nơi bán hàng, làm hàng, nơi thờ cúng, tiếp khách, nơi ngủ, hóng mát… Không gian ngôi nhà ống là một không gian kiến trúc gần như thống nhất do đó, dù chật hẹp mà không khí vẫn lưu thông, ngôi nhà vẫn có nơi để “thở”.

Nhà gồm hai dãy nhà nối bằng một khoảng sân nhỏ.
Mái nhà lợp ngói vừa mát mẻ vừa tạo nên nét đẹp độc đáo.

Những ngôi nhà cổ được lợp hai lớp ngói không liền mái, ở giữa là những bức tường xây gạch giật cấp, ngăn cách với những ngôi nhà bên cạnh. Đặc biệt, vật liệu trát tường không phải vôi vữa mà là vôi trộn với cát và mật mía, mỗi lớp cao hai tầng, mái dốc lợp ngói vảy rồng. Dầm, dui, mè… làm bằng gỗ lim, dổi, vàng tâm với những tấm ván dài.

 những hoa văn tạo tác thủ công, chiếc cầu thang cũng thể hiện vẻ cầu kỳ của người Hà Nội.
Người Hà Nội luôn tận dụng mọi khoảng không gian để đưa thiên nhiên vào nhà.

Thời gian trôi qua cùng với những biến thiên cuộc sống, đến nay, cơ cấu một nhà ống và một gia đình ở phố cổ hầu như không còn. Nhiều gia đình, thậm chí cả chục gia đình trú ngụ trong một ngôi nhà ống, làm cho điều kiện sinh sống trở nên bức bối. Giữ gìn nhà ống cổ truyền, một sáng tạo của kiến trúc Hà Nội nghìn xưa, trở thành bài toán khó bề giải đáp.

Khoảnh sân nối với gian trong dãy thứ hai là bếp, là nơi nghỉ trưa và có khi là nơi làm hàng của người Hà Nội xưa.

Cũng theo kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, gần đây, người ta bàn nhiều về giá trị và sự cần thiết bảo tồn khu phố cổ, thậm chí còn đưa ra những quy chế quản lý và dự án bảo tồn. Song, có lẽ, khu phố cổ Hà Nội vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc. “Khu phố cổ Hà Nội là một cơ thể đô thị già nua với vô số căn bệnh và mâu thuẫn.

Nhà gồm hai dãy nhà nối bằng một khoảng sân nhỏ.
Sập gụ, tủ chè một thời là biểu tượng của những gia đình quyền quý.

Cải tạo khu phố này phải hành động tế nhị, thận trọng như nhà phẫu thuật. Cần tránh những giải pháp thô thiển, cực đoan, duy ý trí. Cái rìu, cái xe ủi hoàn toàn không phù hợp trong trường hợp này”, ông Kính nói.

Tầng 1 và tầng 2 nối với nhau bằng một cầu thang gỗ nhỏ để mộc.
CỔ
Giữa những dãy nhà là cả một khoảng không gian xinh xắn.

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng với Không Gian Đẹp trên mọi nẻo đường khám phá các ngôi nhà kì diệu.

Chúc bạn thật nhiều thành công và sức khỏe!

Vân Nhi – Lê Hiếu

http://www.baodatviet.vn

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+
NHỮNG LỢI ÍCH TỪ VIỆC...
12 Tháng Bảy, 2023
VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO...
5 Tháng Bảy, 2023
The 15-Second Trick For Where...
5 Tháng Bảy, 2023
CÂY XANH & KIẾN TRÚC
4 Tháng Bảy, 2023
PHONG CÁCH HIỆN ĐẠI LIỆU...
8 Tháng Sáu, 2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN