HỆ THỐNG VĂN PHÒNG

Không Gian Đẹp

HOTLINE

Không Gian Đẹp

GIỜ LÀM VIỆC

8:00 -17:00 (T2-T6) | 8:00 -12:00 (T7)

Tổ Hợp Mặt Đứng Nhà Phố Và Những Biến Thể Của Hình Khối

Công trình nhà phố là một thể loại công trình dân dụng với những đặc điểm thường thấy là sự nhỏ hẹp trong không gian hình ống nhưng đòi hỏi đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt tiện nghi của con người.

Chính vì vậy vấn đề dây chuyền công năng trong nhà phố rất quan trọng, tạo ra những không gian mở trong nhà phố là tiêu chí hàng đầu nhằm giải quyết vấn đề thông thoáng và hình thành nên những không gian đẹp, tuy nhiên không thể bỏ qua yếu tố thẩm mỹ của kiến trúc mặt đứng, sự tổ hợp hài hoà giữa công năng và yếu tố mặt đứng góp phần làm cho công trình nhà phố trở nên linh hoạt hơn, tạo chiều sâu cho công trình và dễ dàng biểu lộ tính thẩm mỹ kiến trúc.

1-Kề liền khối

(a) Liên kết tạo sự vững chắc
(b) Liên kết không vững chắc
(c) Liên kết xoay

2- Giao thoa:

Giao thoa lồng vào nhau từ cân bằng đến lỏng lẻo

3- Biến thể hình khối để tạo sự liên kết:

Phép biến thể trong liên kết hình khối giúp cho mặt đứng trở nên đa dạng, bằng những hình thức liên kết khác nhau tạo nên một bố cục hài hòa, đôi khi mang lai sự phá cách với những hình khối biến thể làm cho công trình có chiều hướng động, mềm mại, hoặc mang lại sự vững chắc của công trình bằng bố cục cân xứng và hình thức liên kết khối tạo sự vững chắc. Tổ hợp mặt đứng nhà phố cần chú trọng yếu tố giao thoa giữa không gian bên trong và bên ngoài đó chính là cửa đi và cửa sổ là thành phần không thể thiếu, tạo nên những mảng đặc, rỗng, hay phá cách làm cho không gian biến chuyển phù hợp với hướng của ngôi nhà. Nếu như công trình :

Tổ hợp kiến trúc mặt đứng công trình nhà phố thực chất là việc sắp xếp, tổ hợp các hình khối mặt dựng theo phương vị ngang và phương vị đứng với một tỉ lệ hài hoà, theo một bố cục truyền thống: đế, thân, mái. Bố cục mặt đứng theo phong cách kiến trúc đương đại đã mang đến một luồng không khí mới đó chính là việc tổ hợp các hình khối cơ bản: hình vuông, chữ nhật, tam giác…hay những biến thể của nó bằng những giải pháp bố cục cân đối, bất cân xứng, giao thoa, đặc rỗng…tuỳ theo ý đồ của tác giả tạo sự gắn kết giữa đế, thân và mái làm cho công trình trở nên có chiều sâu. Tổ hợp hình khối thường có các hình thức liên kết cơ bản:

  • (a) sử dụng phép biến thể bằng hình khối vạt góc kết nối giữa phần thân và mái cùng với thủ pháp đặc, rỗng của khối xám và kính tạo cho công trình có chiều sâu.
  • (b) dùng hệ lam tạo khối rỗng, gắn kết giữa phần thân và mái đồng thời giải quyết vấn đề che nắng.
  • (c) và (d) sự phá cách trong công trình bằng những khối xéo và đường tròn tạo cho mặt đứng có sự chuyển động mang lại nét lạ lẫm trong công trình nhà phố.
Hình (a)
Hình( b)
Hình ( c )
nhà phố
Hình ( d)

Có thể nói phép biến thể hình khối trong mặt đứng công trình nhà phố là một trong những giải pháp bố cục mặt đứng mang lại hiệu quả thị giác cao, nó giải quyết vấn đề phẳng lì và buồn tẻ trong mặt đứng kiến trúc của những công trình nhà phố cũng như câu nói bất hủ của Lecorbusier: “Kiến trúc là trò chơi thông minh và tuyệt diệu của tập hợp các hình khối trong ánh sáng”.

KTS Nguyễn Thành Luân

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng với Không Gian Đẹp trên mọi nẻo đường khám phá các ngôi nhà kì diệu.

Chúc bạn thật nhiều thành công và sức khỏe!

BBT KGDnews
(Theo freshome.com)

Facebook
Twitter
LinkedIn
Không Gian Đẹp ký văn...
14 Tháng mười hai, 2024
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THƯỜNG...
7 Tháng mười, 2024
KGĐ Tiếp Sức Đến Trường...
28 Tháng tám, 2024
Top 05 mẫu thiết kế...
16 Tháng tám, 2024
Làm thế nào để thiết...
14 Tháng tám, 2024

BÀI VIẾT LIÊN QUAN